Bạn có biết: Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

Rất nhiều bậc phụ huynh “than trời” vì không biết trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Đêm xuống ôm, bế, dỗ dành mãi con vẫn không chịu ngủ khiến bố mẹ bơ phờ, stress nặng, thậm chí nhiều chị em còn mất sữa vì thức suốt đêm cùng con.

Nội dung bài viết

  • Tại sao trẻ sơ sinh hay thức đêm?
  • Mẹo để bé không ngủ ngày thức đêm
  • Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh
  • Giúp trẻ phân biệt ngày đêm
  • Cho con bú no trước 1 tiếng khi ngủ
  • Hát ru - Mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả

Tại sao trẻ sơ sinh hay thức đêm?
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ ngủ ngày “cày đêm” là do trẻ chưa phân biệt được thời gian ban ngày và ban đêm. Hơn nữa, ở một số trẻ, thói quen này còn hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ, luôn quẫy đạp nhiều hơn vào ban đêm. Trong vài ngày đầu sau sinh, trẻ chưa thể thay đổi thói quen này ngay được.

NativeAd from Google


Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm là do chưa phân biệt được ngày đêm


Vì vậy, thay vì nôn nóng về vấn đề trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao thì các bậc phụ huynh hãy vỗ về, chăm sóc và cho trẻ bú nhiều để hỗ trợ hệ thống miễn dịch giúp con luôn phát triển khỏe mạnh. Sau đó, hãy tập cho bé ngủ đêm và tự ngủ khi con được 4-6 tuần.
Mẹo để bé không ngủ ngày thức đêm
Việc tập cho bé ngủ đêm và để giúp bé hình thành thói quen ngủ ngon sẽ giúp mẹ nhàn nhã hơn rất nhiều trong quá trình chăm sóc con. Chính vì vậy, mẹ cần nắm bắt chính xác số giờ ngủ theo đúng độ tuổi của con để phân bổ thời gian ngủ hợp lý, tránh để trẻ ngủ ngày quá nhiều lại trằn trọc khó ngủ vào ban đêm.

Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh
Theo đó, trẻ sơ sinh khi mới chào đời đến 1 tháng tuổi sẽ ngủ rất nhiều, gần như là cả ngày, trung bình ngủ từ 18-21 giờ/ngày. Mỗi một giấc ngủ của trẻ kéo dài từ 3- 4 tiếng, bất kể đó là ngày hay đêm. Vì vậy, chỉ khi nào cần bú trẻ mới thức.


Nhưng đến khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi, đặc điểm về giấc ngủ của trẻ đã có sự thay đổi rất lớn. Thời gian ngủ ít hơn lúc trước, tổng số giờ ngủ chỉ từ 15-18 giờ/ngày. Vào ban ngày, trẻ sẽ ngủ khoảng 3-4 giấc, trung bình mỗi giấc từ 1-3 tiếng đồng hồ. Nhưng vào ban đêm giấc ngủ của bé sâu hơn, khoảng 2-3 giấc, mỗi giấc kéo dài khoảng 4-5 tiếng.


Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi gần như là ngủ cả ngày


Bước sang tháng thứ 3, trẻ chỉ ngủ khoảng 15 giờ/ngày, mỗi giấc ngủ cũng ngắn xuống, khoảng 3 giấc/ngày. Về đêm bé sẽ ngủ được một giấc dài liên tục khoảng 5-6 tiếng hồ, thậm chí ngủ liền mạch cho đến khi thức dậy để ăn sữa.

Cho đến tháng thứ 6, trẻ vẫn ngủ 15 giờ/ngày, giấc ngủ ngày luôn duy trì 2 giấc. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý ở độ tuổi này trẻ không nên ngủ quá 2 tiếng/giấc, giờ ngủ ngày cần kết thúc trước 4h chiều. Làm như vậy, vào ban đêm trẻ có thể ngủ liền mạch hoặc thức dậy trong đêm rất ít.

Bắt đầu từ tháng thứ 10 trở đi, trẻ chỉ còn ngủ 14 tiếng ngày, với 1-2 giấc ban ngày. Chính vì thế, bé hoàn toàn có thể chơi đùa vào ban ngày trong 5-6 tiếng dài, giấc ngủ trưa chiều cần kết trước 3h để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.

Do đó, nếu mẹ nào đang cho con ngủ sai giấc vào ban ngày thì cần phải thay đổi ngay, để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.

Giúp trẻ phân biệt ngày đêm
Sau khi biết được nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh, bước tiếp theo mẹ cần giúp trẻ phân biệt được ngày và đêm để rèn con ngủ đúng giờ. Đây chính là cách chữa bệnh thức đêm ngủ ngày của trẻ rất hiệu quả.


Mẹ cần giúp trẻ phân biệt ngày và đêm


Thông thường, bé con sẽ thích hoạt động nhiều về đêm nên mẹ cần hạn chế điều này bằng cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm. Sau khi đã cho con bú no, mẹ không nên chơi đùa cùng con nữa, thay vào đó hãy tắt đèn và các thiết bị âm thanh như tivi, điện thoại, radio… và giữ yên lặng. Tuy nhiên để tiện cho việc chăm sóc bé, mẹ có thể để đèn mờ mờ. Khi nào trẻ bắt đầu thiu thiu ngủ thì hãy nhẹ nhàng đặt vào nôi để đung đưa.

Tốt nhất, để bé ngủ sâu giấc và không bị giật mình nửa đêm thì mẹ có thể đặt nôi của con lại gần giường ngủ của mình. Như vậy em bé sẽ cảm nhận được hơi ấm từ mẹ và có cảm giác an toàn hơn.

Còn vào ban ngày mẹ nên mở rèm cửa, chơi đùa cùng bé. Tất cả các thành viên gia đình vẫn giữ nếp sống sinh hoạt bình thường nhưng cảm giác các tiếng ồn quá lớn để không làm ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Trẻ sơ sinh vẫn có nhu cầu được ngủ các giấc ngắn vào ban ngày, vì thế mẹ cần chú ý giờ giấc để cho bé đi ngủ.

Do đó, mẹ đừng bắt trẻ thức suốt vào ban ngày để có thể ngủ nhiều vào ban đêm, làm như vậy số giờ ngủ của con sẽ không được đảm bảo, sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển chiều cao và trí não của trẻ. Việc không được ngủ đủ giờ sẽ khiến trẻ mệt mỏi và hay cáu gắt, tâm tính sẽ có nhiều sự thay đổi. Vì vậy, mẹ cần phải cân đối trong việc tập cho trẻ phân biệt được ngày và đêm, nhưng vẫn được ngủ đúng số giờ cần thiết.

Giai đoạn từ 4-6 tuần sau sinh là quãng thời gian giúp bé hình thành nhịp điệu và thói quen ngủ ngoan dễ dàng nhất. Nên mẹ hãy tranh thủ tiếp cận thời gian này để giúp con chinh sửa thói quen ngủ ngày thức đêm.

Cho con bú no trước 1 tiếng khi ngủ
Việc trẻ hay thức đêm cũng có thể là do trẻ đói. Vì vậy, mẹ cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho con bằng cách cho trẻ bú no trước 1 tiếng đồ khi đi ngủ. Điều này cho phép lượng sữa mà con tiêu thụ đã được dạ dày chuyển hóa xuống ruột non, làm giảm triệu chứng ợ nóng, giảm nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ.


Mẹ cần cho trẻ ăn no trước khi ngủ 1 tiếng


Mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ  đi ngủ ngay khi vừa bú no, bởi lúc này dạ dày sẽ có xu hướng căng to hơn bình thường, cơ hoành được đẩy lên, dẫn đến chèn ép và cản trở đến hoạt động của tim. Đồng thời, việc cho con đi ngủ ngay khi trẻ vừa mới ăn no cũng khiến việc tiêu hóa bị trì hoãn, gây ra tình trạng trao đổi chất chậm và không hiệu quả. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể của trẻ không thể hấp thụ hết được các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ, làm tăng nguy cơ tích tụ các chất độc hại trong cơ.

Bên cạnh đó việc cho trẻ đi ngủ ngay sau khi bú no còn gây ra trứng ngược axit, ợ nóng, ợ chua do lượng sữa nạp vào bị ứ lại trong dạ dày, thúc lên van ngăn cách dạ dày với thực quản. Lúc này chiếc van sẽ mở ra khiến cho dịch tiêu hóa và lượng thức ăn trong dạ dày bị trào ngược thực quản. Triệu chứng này khiến trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc và hay thức đêm.

Hát ru - Mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả
Trẻ sơ sinh dễ bị hấp dẫn bởi giọng nói của cha mẹ. Phản ứng với âm thanh cũng là một trong những khả năng phát triển cao nhất của trẻ, bởi ngay từ khi chưa được sinh ra trẻ đã được làm quen với giọng nói của mẹ cha, thông qua việc trò chuyện mỗi ngày. Chính vì vậy, hát ru sẽ làm nên nhiều điều kì diệu, giữ được sự yên bình trong trái tim đến cải thiện nhịp thở đều đặn cho bé. Hơn nữa những giai điệu nhẹ nhàng, du dương của các bài hát ru còn mang lại cảm giác an toàn và yên bình cho sự nhạy cảm của trẻ sơ sinh, bé dễ dàng ngủ ngon vào ban đêm.


Hát ru giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm


Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng, khi sinh ra nếu trẻ được tiếp xúc nhiều với âm nhạc thì hệ thần kinh sẽ phát triển nhanh, nhất là trong những năm tháng đầu đời.

Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp các chị em biết được trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Từ đây sẽ tìm ra được phương hướng giải quyết hiệu quả, giúp bé ngủ đúng giờ và đủ giấc, như vậy việc chăm sóc bé yêu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Theo: phunuvagiadinh.vn