Mẹ cao 1m68, bố cao 1m80 nhưng con trai chỉ đạt 1m50: Sai lầm kinh điển của cha mẹ khiến trẻ thấp bé

Chiều cao của một đứa trẻ không chỉ chịu ảnh hưởng của di truyền mà còn có sự góp sức của nhiều yếu tố khác.

Cha mẹ cao nhưng con thấp bé do chế độ dinh dưỡng

Chị Vương ở Trung Quốc cao 1m68, chồng chị cao 1m80 mà cậu con trai Tiểu Đào năm nay 13 tuổi chỉ cao 1m50. Nghĩa là cậu bé đang thấp hơn so với chiều cao chuẩn tới gần 10cm.

NativeAd from Google

Trong một lần họp phụ huynh, chị Vương thấy một cặp phụ huynh khác có chiều cao thấp hơn vợ chồng mình nhưng con trai họ lại cao hơn Tiểu Đào tới nửa cái đầu.

Điều này khiến vợ chồng chị Vương lo lắng nên quyết định đưa con đến phòng khám nội tiết để kiểm tra sức khỏe.

Sau khi kiểm tra và tìm hiểu cặn kẽ tình hình, bác sĩ kết luận rằng chiều cao của Tiều Đào thấp hơn so với mức chuẩn và không đạt được mức lý tưởng như cha mẹ là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Tiểu Đào là đứa trẻ kén ăn và thích đồ ăn vặt. Trong khi đó vợ chồng chị Vương lại chiều con. Họ thường để con trai ăn nhiều đồ chiên rán và đồ chế biến sẵn.

Sau một thời gian dài, cậu bé bị mất cân đối dinh dưỡng, thậm chí thiếu hụt một số chất quan trọng. Trong khi đó chất béo và đường lại dưa thừa đẫn tới nguy cơ béo phì.

Cho dù yếu tố di truyền của bố mẹ tương đối lý tưởng nhưng chế độ dinh dưỡng không hợp lý đã tác động mạnh tới sự phát triển chiều cao của cậu bé.

Sai lầm của cha mẹ làm chiều cao của trẻ bị hạn chế

Dinh dưỡng thiếu cân đối

Như trường hợp của Tiểu Đào, một chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể tác động tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Nhiều bà mẹ cho rằng ăn nhiều thịt tốt hơn nên không có bé ăn đủ rau xanh. Một số khác lại chỉ chăm chăm vào việc cho bé uống nhiều sữa và bỏ qua những loại thực phẩm có giá trị khác.

Điều trẻ nhỏ cần là một chế độ dinh dưỡng dầy đủ các nhóm chất gồm tinh bột, đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất.

Cho trẻ đi ngủ muộn

Thức khuya không có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Vào ban đêm lượng hormone tăng trưởng GH được tiết ra nhiều hơn gấp 4 lần so với lúc thức, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 22 giờ đêm hôm trước tới 3 giờ sáng hôm sau.

Để không bỏ lỡ thời gian giúp con phát triển tốt nhất về thể chất, cha mẹ nên cho bé ngủ trước 22h và thức dậy sau 6 giờ.

Lười vận động

Trẻ lười vận động có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Nếu cha mẹ cho con sử dụng các thiết bị điện tử (như tivi, ipad...), bé sẽ có xu hướng không muốn vận động tay chân, ngại tham gia các hoạt động thể thao.

Khi trẻ vận động, tập luyện thể dục thể thao, các mô xương sẽ phát triển nhanh hơn và thúc đẩy quá trình khoáng hóa xương, kích thích sụn khớp phát triển, giúp xương dài ra.

Ngoài ra, các hormone tăng trưởng cũng sẽ hoạt động tốt hơn khi trẻ thường xuyên tham gia các hình thức vận động khác nhau.

Nguồn: Khỏe và đẹp