Ai nói thế nào mẹ cũng không cho 3 kiểu người này “đón tay” kẻo trẻ dễ bệnh tật, khó nuôi

Theo quan niệm dân gian, người “đón tay” khi trẻ được đưa ra từ phòng sinh rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng trẻ sau này.

Trên thực tế, người đầu tiên đón trẻ khi vừa lọt lòng mẹ là các y bác sĩ. Đây là những người mà gia đình không thể tự quyết định. Nhưng sau đó, người nhà (thường là ông bà, bố) sẽ là người đón bé từ bác sĩ. Theo quan niệm, đây chính là người “đón tay”. Nhưng nếu người “đón tay” thuộc 3 kiểu người này thì mẹ tuyệt đối không cho đón để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Người nghiện thuốc lá

NativeAd from Google

Những người hút thuốc lá lâu ngày thì các bộ phận trên cơ thể như tóc, miệng, tay, quần áo đều ám mùi khói thuốc. Trẻ nhỏ mới sinh hệ miễn dịch còn yếu nếu tiếp xúc với khói thuốc thì việc nhiễm bệnh là khó tránh khỏi.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trẻ em có bố mẹ nghiện thuốc lá nguy cơ bị đột tử ở tuổi nhũ nhi tăng cao. Khi lớn lên sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý cơn hen cấp tăng, hen phế quản cao rõ rệt. Không chỉ vậy, thuốc lá còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ nhỏ.

kieu-nguoi-khong-nen-don-tay-tre

Người hay ốm hoặc ở trong môi trường nhiều vi khuẩn

Người hay bị ốm là người có hệ miễn dịch kém. Trên cơ thể của họ sẽ tồn tại virus, vi khuẩn mắt thường không nhìn thấy được. Những người làm việc trong môi trường nhiều vi khuẩn cũng không tránh khỏi việc vi khuẩn lưu lại trên cơ thể.

Để những người này “đón tay” trẻ thì chẳng khác nào tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công trẻ. Các em bé mới chào đời với hệ miễn dịch non yếu sẽ khó lòng chống lại được. Thậm chí là trong những tháng đầu em bé mới sinh, những người đang bị ốm, bệnh tốt nhất không nên đến gần trẻ.

Người già yếu, khả năng vận động hạn chế

Để tỏ lòng kính trọng ông bà, nhiều gia đình để cho người lớn tuổi nhất trong nhà “đón tay”. Về kinh nghiệm bế em bé sơ sinh thì ông bà nhiều tuổi sẽ thành thạo hơn. Nếu ông bà còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn thì điều này là hợp lý. Nhưng nếu ông bà đã nhiều tuổi, khả năng vận động hạn chế thì không nên để họ “đón tay” vì có nguy cơ trượt ngã gây nguy hiểm cho cả người đón lẫn em bé.

Không chỉ vậy, hệ miễn dịch của người lớn tuổi cũng kém hơn nên có thể mang theo mầm bệnh truyền sang em bé.

Tốt nhất là nên chọn người khỏe mạnh, nhanh nhẹn để đón em bé. Những anh chồng lần đầu làm bố nếu muốn đón con thì hãy chuẩn bị thật kỹ về sức khỏe và kỹ năng. Không chỉ đón con, hãy đồng hành cùng vợ trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái sau này.