Có nên cho muối vào khẩu phần dinh dưỡng của trẻ không?

Chế biến thức ăn dặm cho bé có cần nêm thêm muối hay không là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh. Dưới đây là câu trả lời từ chuyên gia.

Thức ăn dặm cho bé có cần thêm muối?

Natri và Clo là thành phần chủ yếu có trong muối và là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng trong tất cả các giai đoạn phát triển trẻ đều cần bổ sung muối.

NativeAd from Google

DgUqd8as8-dich-vu-giu-tre-tai-nha-chuyen-nghiep-an-toan

Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp là khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt ngày 16/6/2016, theo đó, nhu cầu về Natri/muối cho trẻ nhỏ được khuyến nghị như sau:

Nhóm tuổi

Natri (mg/ngày)

Muối (g/ngày)

0 - 5 tháng

100

0,3

6 - 11 tháng

600

1,5

1 - 2 tuổi

< 900

2.3


Ăn muối i-ốt như thế nào cho hợp lý

Để sử dụng muối đúng cách trong dinh dưỡng của trẻ nhỏ bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chúng ta có thể cho thêm muối vào thực phẩm hoặc bữa ăn nhưng chỉ giới hạn ở lượng 3 – 5g muối mỗi ngày. Nếu sử dụng nước mắm hoặc những loại gia vị có muối rồi thì giảm lượng muối tinh trong chế biến bữa ăn đi cho cân đối lượng muối cần thiết.
  • Với trẻ em: Một chế độ ăn có nhiều sữa thì lượng Iốt thiếu hụt không nhiều vì 1 lít sữa có thể  cung cấp 100 µg Iốt. Như trẻ 6 tháng uống 800 ml sữa đã cung cấp được 90% nhu cầu Iốt rồi.
  • Ở tuổi trưởng thành và người lớn: Sử dụng các thực phẩm giàu i ốt và chỉ sử dụng thêm tối đa là 3g muối i ốt mỗi ngày là có thể đủ lượng i ốt cần thiết. Trong quá trình chế biến cũng cần lưu ý tránh lượng muối i ốt bị mất và hao hụt đi.