Dạy trẻ 5 quy tắc ứng xử thông minh khi thấy bố mẹ ''chiến tranh''

Quy tắc ứng xử trước mặt con trẻ khi vợ chồng xảy ra xung đột là rất cần thiết. Đừng bao giờ cho rằng trẻ nghiễm nhiên không hiểu gì về câu chuyện của cha mẹ.
 

Cuộc sống sau hôn nhân của vợ chồng son có thể là màu hồng tươi, ngọt ngào không gợn chút “chiến tranh”. Nhưng gia đình thêm một, cũng là lúc nhiều cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, tranh luận. Nếu thực sự muốn con đang lớn không bị dư chấn tinh thần nào đó vợ chồng bạn phải có quy tắc ứng xử khôn khéo.

Dưới đây là 5 quy tắc ứng xử với con cái để nếu lỡ có “chiến tranh” vợ chồng cũng không làm bé cưng phải quá phiền lòng.

NativeAd from Google

Tránh cãi vã ngay trước mặt trẻ
Dù cả hai vợ chồng đều ý thức được rằng xung đột trước mặt con là không nên nhưng tất nhiên sẽ có những lúc tránh không được. Đó là khi vấn đề đến bất chợt và bùng phát một cách tự nhiên giữa hai vợ chồng ngay trước mặt con. Nếu có thể hãy gửi bé cưng cho ông bà hoặc cả hai nên tìm không gian riêng.

Thể hiện mong muốn thỏa hiệp
Dù đã cãi lộn nhưng cả hai đều có ý cầu thị, muốn thỏa hiệp để giải quyết vấn đề. Dạy cho trẻ hiểu rằng khi 2 người muốn những thứ khác nhau họ có thể đạt được một quyết định chung thông qua thảo luận và thỏa hiệp. Và nếu trẻ biết điều này từ ứng xử của cha mẹ tại nhà, trẻ sẽ có thể sử dụng kế hoạch này khi không đồng ý với bạn bè của mình.

Đừng bắt trẻ phải chọn lựa
Trẻ luôn dành tình yêu thương cho cả cha và mẹ, dù rằng có đôi lúc cô ấy thể hiện tình yêu dành cho mẹ nhiều hơn. Vì vậy đừng bào giờ lôi kéo trẻ vào cuộc tranh cãi với cách hỏi kiểu: “Con thấy đó, rõ ràng mẹ không hề sai” hoặc ” Con nghĩ mẹ đúng phải không?”. Câu hỏi đó buộc trẻ phải chọn cha hoặc mẹ. Điều mà trẻ không hề mong muốn.

Nhận biết yêu thương cũng cần có giận hờn
Nếu trẻ biết rằng bố mẹ chỉ là tranh luận nhỏ và vẫn yêu thương nhau sau đó, bé sẽ nắm bắt được khái niệm tình yêu và xung đột vốn không loại trừ lẫn nhau mà chúng tồn tại song song. Trẻ sẽ biết rằng mình có thể quan tâm sâu sắc đến một người nào đó và cảm thấy khó chịu với họ cùng một lúc.

Trấn an trẻ rằng mọi chuyện sẽ ổn

Khi con của bạn nhìn thấy bố mẹ lớn tiếng với nhau, cảm giác an toàn và được chở che sẽ giảm bớt. Bé bắt đầu lo sợ cho chính bản thân mình và suy nghĩ: “Nếu mẹ và cha có thể cãi vã như vậy họ hoàn toàn cũng có thể la mắng mình trong tương lai”. Trẻ lo sợ rằng phụ huynh có thể làm tổn thương chính mình.

Nguồn: Sức khỏe cộng đồng