Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo ngày, tháng, cân nặng và công thức tính

Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu và những ngày tiếp theo có sự khác biệt. Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo ngày tuổi, tháng tuổi và theo cân nặng của bé cùng công thức tính chuẩn mẹ hãy tham khảo nhé
 

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 0 - 12 tháng có sự thay đổi khác nhau và các mẹ nên nắm được sự thay đổi này để có thể điều chỉnh lượng sữa phù hợp giúp bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh hơn. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh thường chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn phát triển sẽ có mực thay đổi khác nhau. Cụ thể:
- Giai đoạn từ 0 - 1 tháng tuổi lượng sữa bú ít và cữ bú nhiều
- Giai đoạn từ 1 - 3 tháng tuổi lượng sữa bú tăng lên và cữ bú bắt đầu giảm
- Giai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi lượng sữa bú tăng lên và cữ bú cũng giảm dần
- Giai đoạn từ 7 - 12 tháng tuổi cữ bú bắt đầu giảm lượng sữa cũng tăng và bé bắt đầu ăn dặm
Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo ngày tuổi, tháng tuổi, cân nặng của bé
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh trong 24h cùng cỡ bú có sự thay đổi theo tuần, tháng và cả cân nặng. Trên thực tế, không có một con số cụ thể nào có thể xác định được vì mỗi một em bé sinh ra đều có riêng cho mình một tiêu chuẩn phát triển riêng.
Đưa ra bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh để giúp các mẹ có thể căn cứ vào thời gian ăn, sự phát triển, cân nặng của bé để tham khảo, tính toán xác định lượng sữa cần thiết cho bé bú. Đây chỉ là lượng sữa tham khảo, việc tăng/giảm lượng sữa sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của bé.


Hình ảnh so sánh dạ dày của bé từ ngày thứ 1 đến 1 tháng sau sinh và lượng sữa tương đương

NativeAd from Google

1. Bảng tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo ngày tuổi đầu tiên (7 ngày đầu)
Theo BetterDoctor, khi mới sinh ra dạ dày của bé có kích thước bằng quả Anh đào, nó chỉ chứa được khoảng 5 - 7ml sữa/mỗi lần ăn. Đó là lý do cữ bú của trẻ mới sinh nhiều hơn. Dạ dày của bé phát triển từng ngày, đến ngày thứ 3 dạ dày của bé có kích thước bằng quả Óc chó và có thể chứa được 22 -27ml/ mỗi cữ bú. Vào ngày thứ 7, dạ dày của bé to bằng quả trứng và có thể chứa được 45 -60ml/ cữ bú. Được 1 tháng tuổi dạ dày của bé to bằng quả trứng và có thể theo từng ngày tuổi như sau:

Lưu ý: Cữ bú của bé trong 7 ngày cách nhau khoảng 2 tiếng với bé bú sữa mẹ và 3 tiếng với bé bú sữa công thức. Lượng sữa có thể tăng hoặc giảm tùy vào nhu cầu của bé. Nếu thấy bé quấy khóc đòi ăn thì mẹ có thể cho bé ăn thêm.
2. Bảng lượng sữa cho bé sơ sinh theo tuần thứ 2 - 12 tháng tuổi
Bắt đầu từ tuần thứ 2 trở đi, dạ dày của bé đã ổn định hơn và lớn dần lên, bé cũng đã quen được với môi trường xung quanh. Vì vậy, Lượng sữa cho bé sơ sinh theo tuần từ thứ 2 đến tháng thứ 12 như sau:

Lưu ý: Từ tháng thứ 7 trở đi mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé nữa nên mẹ cần cho bé ăn dặm. Bé ăn dặm vào tháng thứ 7 có thể bổ sung bột, súp và các rau củ quả... Mẹ cần chú ý đến lượng ăn để đảm bảo bé đủ chất không bị chậm lớn, còi xương, chậm tăng cân, thiếu cân.


Bảng lượng sữa sơ sinh mẹ chỉ nên tham khảo
 

3 Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng
Ngoài tham khảo lượng sữa cho bé sơ sinh theo ngày, tuần, tháng thì mẹ cũng có thể tham khảo bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng sau đây:

Cách tính và công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh
Mẹ có thể tính được lượng sữa cho bé ăn mỗi ngày và mỗi cữ ăn theo công thức được bác sĩ bệnh viện Từ Dũ chia sẽ:
- Công thức tính lượng sữa cho bé ăn mỗi ngày:
Lượng sau (ml)/ngày =  Cân nặng bé x 150ml
Ví dụ: Bé nặng 4,5kg thì lượng sữa 1 ngày bé cần là 4,5x150=630ml
- Công thức tính lượng sữa cho mỗi cữ ăn của bé sơ sinh:
Để tính được lượng sữa cho mỗi bữa ăn cần tính được thể tích dạ dày của bé sau đó lấy thể tích dạ dày bé nhân với 2/3.
Thể tích dạ dày của bé (ml) = cân nặng bé x 30
Ví dụ: Với thể tích dạ dày của bé nặng 4,5kg đã tính được ở trên là 135mml sữa thì mỗi cữ ăn bé bú = 135x2/3=90ml/cữ
ông thức hay cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh đều là tương đôi, mỗi bé sẽ có nhu cầu cần sữa khác nhau. Mẹ nên chú ý tới các dấu hiệu bé đói ăn, ăn thiếu, ăn thừa để tăng hoặc giảm lượng sữa cho bé.
Dấu hiệu bé bú không đủ sữa
- Thời gian bú quá ngăn hoặc quá dài

Thời gian bú của mỗi bé là khác nhau, tuy nhiên trung bình khoảng 10 - 20 phút/mỗi cữ. Nếu bé bú quá lâu trên 1h là thời gian bú quá dài, ngăn hơn 10 phút là thời gian bú quá ngăn không đủ lượng sữa cho bé.


Mẹ hãy chú ý đến những dấu hiệu trẻ bú chưa đủ

- Bé chậm tăng cân
Dấu hiệu bé bị sụt cân, chậm tăng cân là dấu hiệu rõ nhất cho việc bé bú không đủ. Sau từ 10 - 14 ngày tuổi thì cân nặng của bé trở về với lúc mới sinh và bắt đầu tăng. Cụ thể:
Từ 0 - 3 tháng bé  tăng 100 - 200g/ tuần
Từ 3 - 6 tháng bé tăng 100 -140g/ tuần
Từ 6 - 12 tháng bé tăng 60 -100g/ tuần
Đôi khi bé ốm sẽ bị sụt cân đó là bình thường. Nhưng nếu bé sụt cân quá nhiều và không tăng cân, tăng quá chậm thì đó là dấu hiệu bé bú không đủ sữa.
- Số tã ướt, tã bẩn ít
Dấu hiệu trẻ bú không đủ sữa dễ nhận biết nữa đó là về số lượng tã ướt, tã bẩn
Thông thường 1 - 2 ngày sau sinh thì sẽ có 1 -2 tã ướt/ ngày và có phân su màu đen xanh
Từ 2 - 6 ngày sinh thì có 5 - 6 tã ướt/ ngày, phân lỏng có màu xanh lá cây nhạt
Sau ngày thứ 6 thì có 6 - 8 tã ướt/ ngày, phân lỏng màu vàng tươi sáng
Sau tuần thứ 6 thì có 6 - 8 tã ướt/ ngày và phân mềm màu vàng nâu
Nếu số lượng tã bẩn, ướt ít hơn kể trên thì có thể bé bú không đủ sữa
- Sữa mẹ tiết ra không tăng sau nhiều ngày
Lúc mới sinh thì sữa mẹ có thể chưa tiết ra. Nhưng sau 3 - 4 ngày sinh sữa mẹ về chưa nhiều hơn, màu trắng đục. Nếu sữa mẹ tiết ra không thấy tăng lên thì tức là mẹ không đủ sữa cho con và bé bú cũng không đủ.
- Ngực mẹ bị xẹp xuống
Nếu ngực của mẹ bị xẹp xuống vào giai đoạn cho con bú thì đó là dấu hiệu sữa bị giảm lượng, bé có thể bú không đủ
- Bụng và núm vú của mẹ bị đau khi cho con bú
Việc bụng và núm vú của mẹ bị đau khi đang cho con bú là do cho bé ngậm đầu ti sai vị trí. Điều đó có thể khiến bé bú không đủ
- Bé bú xong mẹ không có cảm giác "châm kim"
Sau khi cho bé bú xong thì mẹ thường có cảm giác "châm kim" hoặc là ngứa một chút ở đầu ngực. Sau khi bé bú xong mẹ không có cảm giác này thì là do lượng sữa mẹ giảm đi và bé cũng bú không đủ
- Một số dấu hiệu bé bú không đủ sữa khác
Bé quấy khóc, hay quay đầu từ bên này sang bên kia, hay há và chóp chém miệng, mút ngón tay... đều là dấu hiệu bé bú thiếu sữa, đang còn đói ăn
Khi nào mẹ biết bé đã bú no?
Khi bé đã bú no sẽ có những dấu hiệu để mẹ biết và dừng cho bé bú, nếu tiếp tục cho bé bú có thể gây nôn/trớ. Những dấu hiệu đó là:
- Bé bú nó sẽ ngừng bú và quay đầu khỏi ti mẹ
- Bé bú no dễ bị phân tâm bởi những thứ xung quanh, bé chưa no rất tập trung khi bú
- Ngực của mẹ không còn cảm giác cứng hay chảy sữa
- Bé có thể ngủ quên và nhả núm vú ra ngoài
Với thông tin về bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo, không nhất thiết phải tuân thủ theo vì mỗi trẻ sẽ có nhu cầu sữa khác nhau
Khi cho trẻ bú mẹ không nên cho bé bú quá 2/3 thể tích dạ dày nếu không bé sẽ bị ọc sữa. Trong 72h đầu tiên sau sinh mẹ sẽ tiết sữa non với nhiều dưỡng chất đặc biệt, sữa này sẽ giupws bé tăng cường hệ miễn dịch trong 6 tháng đầu tiên vì vậy mẹ cần cho bé bú sữa này.

Nguồn: webtretho