Đi chùa đầu năm, người phụ nữ ở Sài Gòn lại ''thả rông'' không kiêng nể còn dẫn theo đứa nhỏ

Trong ngày đầu năm, người phụ nữ ở TP. HCM tiếp tục gây sóng dư luận khi diện trang phục “no bra” đến viếng chùa.

Nét đẹp trong phong tục của nhiều người Việt vào ngày đầu năm là đến chùa để cầu mong một năm mới nhiều may mắn, bình yên. Dĩ nhiên không cần phải bàn cãi việc đến những nơi tôn nghiêm như vậy cần phải diện trang phục phù hợp, lịch sự, tránh hở da thịt quá đà gây mất mỹ quan và thậm chí có tính báng bổ. 

Nói điều này bởi mới đây người phụ nữ ở TP. HCM tên L.B.C lại tiếp tục có màn khoe ảnh gây nhức mắt nhiều người xem. Trong ngày đầu năm, người này check-in tại một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Đà Nẵng với trang phục không áo lót (no bra) như đó giờ vẫn hay thấy. Diện chiếc áo mỏng dính như thấu hết “phụ tùng” bên trong và quần jean, người phụ nữ này còn gây tranh cãi khi chụp cùng đứa bé không chút ngại ngần. Người trong cuộc thấy bình thường nên mới làm vậy, nhưng nhiều người ngoài cuộc nhìn vào chỉ biết lắc đầu ngao ngán. 

NativeAd from Google

(Ảnh Internet)

Ở nơi đông người đã không nên mặc trang phục gợi cảm quá lố, huống gì ở nơi mang tính tôn nghiêm như đền đài lại càng phải biết giữ ý tứ. Đồng ý quan điểm của người phụ nữ này là muốn bứt phá khỏi những quy chuẩn áp đặt lên việc mặc áo lót gây gò bó khó chịu, tuy nhiên, có đấu tranh, có muốn sống khác, làm khác cũng phải biết đặt vào đạo đức nhất định như việc đến đền chùa phải mặc trang phục lịch sự. Muốn đấu tranh nhưng không có hiểu biết để là người lịch sự, văn hóa thì rõ ràng bị chỉ trích, thành trò phản cảm chứ chẳng hay ho. 

(Ảnh Internet)

Đây không phải lần đầu người phụ nữ này diện trang phục mỏng tang, no bra đi đến nơi tôn nghiêm vì trước đó chị đã từng check-in tại đền Ngọc Sơn cũng với phong cách tương tự. Sống ở đời, tin tưởng với lựa chọn của mình là tốt vì thể hiện bản lĩnh không bị lung lay bởi những lời vo ve của bên ngoài. Tuy vậy, đôi khi cực đoan lại là con đường dẫn đến lệch lạc trong suy nghĩ, hành vi vì không chịu lắng nghe, tiếp thu và chọn lọc ý hay để thay đổi.

Người phụ nữ từng gây xôn xao khi "thả rông" viếng đền Ngọc Sơn. (Ảnh Internet)

Trong những ngày đầu năm, cộng đồng mạng cũng xôn xao trước hình ảnh tương tự khi cô gái diện quần xuyên thấu, nhìn cả nội y bên trong và dẫn theo đứa bé đi rút tiền ở cây ATM. Bức ảnh chụp lại chỉ thấy rõ phản cảm, lố lăng chứ chẳng hề đẹp đẽ hoặc giả thẩm mỹ của người mặc ở một trình mới, khác lạ với xung quanh. 

Điều đáng quan tâm và lo ngại chính là việc cả hai người phụ nữ trong câu chuyện trên đều rất vô tư dẫn theo đứa trẻ bên cạnh. Có lẽ trong đầu óc non nớt, trẻ em chưa đủ hiểu đó là gì và phản cảm lố lăng ra sao nhưng chính cách ăn mặc quá đà như vậy vô tình sẽ vấy bẩn tâm hồn của trẻ. Chẳng thấy bình đẳng ở đầu, đẹp đẽ ở đâu, chỉ nhìn hậu quả trước mắt cũng đủ ngao ngán, quan ngại cho những đứa trẻ xung quanh. 

Từ thời hồng hoang, con người trong tình trạng nguyên sơ không mảnh vải che thân. Dần dần, xã hội phát triển nên dẫn đến việc trang phục ra đời, ban đầu để giữ ấm và về sau là làm đẹp, giúp che đi những phần nhạy cảm trên cơ thể. Không phải ngẫu nhiên phụ nữ có áo lót vì cũng là cách tôn vinh vẻ đẹp của tạo hóa ban tặng cũng như tránh phản cảm theo quan điểm của con người hiện đại. Có những nghiên cứu khoa học chỉ ra hậu quả của việc mặc áo lót ở phụ nữ, tuy nhiên, nếu muốn “cởi bỏ” cũng phải lựa thời điểm, xem bản thân đang sống ở môi trường văn hóa nào để có ứng xử phù hợp.

Nguồn: Webtretho