Các mẹ đã biết làm thế nào nhìn hình siêu âm biết trai hay gái chưa?

Thông thường, trong lúc siêu âm, bác sĩ sẽ chỉ cho mẹ biết con gái hay con trai. Nhưng chị em vẫn băn khoăn làm thế nào nhìn hình ảnh siêu âm biết được điều đó?

Nếu vùng giữa háng của em bé có ba đường kẻ song song thì đó là con gái và ngược lại, nếu hình ảnh siêu âm có bìu, hay dương vật thì là con trai.

Ngoài ra, các mẹ còn truyền tai nhau một số mẹo để biết được giới tính của trẻ, bao gồm những yếu tố sau:

NativeAd from Google

Nhìn vào đường kính đỉnh đôi và chiều dài xương đùi

Đường kính đỉnh đôi chính là đường kính ngang đầu của em bé và chiều dài xương đùi của thai nhi. Bạn có thể dựa vào công thức đường kính đỉnh đôi trừ đi chiều dài xương đùi để đoán giới tính thai nhi. Nếu kết quả của phép trừ là một số nhỏ hơn 21mm thì mẹ mang thai bé gái và ngược lại lớn hơn 21mm là một bé trai (người ta nói rằng bé trai chân ngắn và bé gái chân dài hơn).

Ngoài các cách nhìn hình siêu âm đoán giới tính ở trên, mẹ cũng có thể căn cứ vào các yếu tố khác của quá trình phát triển thai nhi như hơi thở, cử động, chuyển động cơ thể… Hoặc dựa một phần vào thói quen, sở thích, tính cách của mẹ để đoán giới tính thai nhi.

Nhìn vào hình dạng của thai nhi

Theo một số ý kiến, nếu hình ảnh siêu âm bé tròn thì khả năng là bé gái và ngược lại nếu hình dạng dài thì có thể là con trai. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo vì hình dạng của túi thai sẽ thay đổi trong quá trình mang thai vì nó được xác định bởi sức căng và thể tích nước ối.

Siêu âm con gái sinh con trai: Quan sát túi thai

Siêu âm thai ở tuần thứ 40 thai kỳ, mẹ có thể quan sát được kích thước và hình dạng của túi thai để căn cứ vào đó xác định giới tính của bé. Túi thai có hình bầu dục hoặc hình tròn có thể là một bé gái, còn túi thai hình dài thường sẽ là hoàng tử.

Dữ liệu tim thai

Siêu âm thai mẹ sẽ nghe được nhịp tim của thai nhi và biết được chỉ số nhịp tim là bao nhiêu. Phần lớn nhịp tim của bé gái yếu và có tần số thường trên 150, nhanh hơn bé trai; ngược lại bé trai sẽ có nhịp tim mạnh và tần số chậm (thường thấp hơn 150).

Nguồn: Sức khỏe cộng đồng