Nam sinh phân tích thơ kháng chiến có 1-0-2 khiến cô giáo chỉ biết phê ngay câu: ''Sao như đi du lịch vậy?''

Bài phân tích thơ của nam sinh đang nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi cách viết có 1-0-2.
 

Thơ ca cách mạng, kháng chiến là mảng đề tài quen thuộc của học sinh nhằm giúp các em có cách nhìn chân thực về một thời hào hùng đã qua của dân tộc và thấu hiểu sự gian khổ, hy sinh của các thế hệ đi trước nhằm giành độc lập cho đất nước. Tuy nhiên, mỗi học sinh sẽ có những cảm nhận và sáng tạo ra cách viết khác nhau về những tác phẩm thuộc mảng đề tài trên. Cũng từ đây nhiều bài văn độc đáo được "ra lò" đến cô giáo cũng phải bật cười.

Mới đây bài phân tích thơ của một cậu học sinh được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được sự quan tâm của nhiều người. Cụ thể trong bài phân tích văn học của mình, cậu bạn đã có cảm nhận và sử dụng cách hành văn mang đậm chất "hướng dẫn viên du lịch". Bài phân tích của cậu bạn có câu: "...thể hiện một cơn mưa mát lành cho khu rừng trong lành và hùng vĩ. Từ những điều trên cho thấy một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc... cũng rất xinh đẹp và sinh động...".

NativeAd from Google


Bài văn đang gây bão cộng đồng mạng.

Đọc qua bài văn của cậu bạn nhiều cư dân mạng đoán được đây là bài phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Bài văn dù câu từ lủng củng và lặp ý nhưng thể hiện sự sáng tạo riêng của cậu bạn nhanh chóng nhận được sự chú ý của nhiều người. Đến cả cô giáo đọc xong bài văn của học sinh chỉ biết ngậm ngùi phê ngay một câu: "Phân tích thơ kháng chiến sao như đi du lịch vậy?"

Bài văn của cậu bạn đang nhận được hàng nghìn lượt quan tâm và chia sẻ. Không ít người đã để lại bình luận hài hước: " Khi học sinh chuyên địa làm văn. Thế hệ bọn tôi viết văn hào hùng lắm đó nha. Nhìn sơ giống bài Tây Tiến ghê ta, mà nếu tôi chấm bài này thì cho 2 điểm sáng tạo trừ 1,75 điểm tội chữ xấu làm mờ mắt giáo viên".

Dẫu biết bài văn có sự sáng tạo nhưng cậu bạn cũng nên xem lại lối hành văn và cách dùng  từ của mình để giúp bài văn có cảm xúc và thể hiện sự rõ hơn ý đồ của tác giả, từ đó giúp bài văn hay hơn và được điểm cao hơn.

Nguồn: Pháp luật & Bạn đọc